Từ 1975 đến nay Bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Từ năm 1988, với sự tuyên bố ngừng hoạt động của Đảng Dân chủ Việt NamĐảng Xã hội Việt Nam, Nhà nước Việt Nam không cho phép thành lập đảng, tổ chức đối lập công khai cũng như phát hành báo chí tư nhân (Chỉ thị 37)[2] và biểu tình, mít tinh ngoài biên chế.

Những người bất đồng chính kiến đã dùng Internet để tuyên truyền quan điểm chính trị của họ về việc không đồng tình với chính sách, quy định nào đó của nhà nước, hoặc tuyên bố chống lại đường lối của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Hình thức bao gồm diễn đàn, blog (Huy Đức, mạng Bauxite Việt Nam, mạng lưới Nhân quyền Việt Nam,[3]...) hay phát biểu qua mạng Paltalk hoặc lui vào hoạt động bí mật, không được công nhận công khai như Tập hợp Thanh niên Dân chủ, Khối 8406, Câu lạc bộ Những Người Kháng chiến cũ. Nhiều người bị bắt giam vì nhà nước Việt Nam cho rằng họ đã vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự về hành vi lợi dụng quyền tự do để tuyên truyền chống Nhà nước.[4]

Hiện nay có một số nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Bùi Tín, Cù Huy Hà Vũ, Dương Thu Hương, Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu, Lê Chí Quang, Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân, Lê Trần Luật, Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Hộ, Nguyễn Hữu Chánh, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Xuân Giản, Phạm Hồng Sơn, Thích Huyền Quang, Thích Không Tánh, Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sỹ, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Quốc Hiền, Trần Độ, Vũ Thư Hiên.

Phản biện về bất đồng chính kiến

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định sự lãnh đạo suốt 80 năm qua của Đảng luôn luôn đúng đắn [5]. Hiện tại chưa có sự rõ ràng về sự quản lý tư tưởng của Đảng Cộng sản đối với những Việt Kiều hai quốc tịch.

Những người thường xuyên bộc lộ tư tưởng chỉ trích sự lãnh đạo của Đảng được coi là các đối tượng "bất đồng chính kiến", và ở mức cao hơn là "thế lực thù địch" và có thể bị nghiêm trị. Ví dụ điển hình như trường hợp Cù Huy Hà Vũ có các bài phát biểu phản đối tư tưởng và đường lối lãnh đạo của Đảng đã bị buộc tội "chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa". Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã ký cam kết thực hiện, công dân có quyền "tự do tư tưởng" trong khuôn khổ pháp luật, nhưng sự phân định giữa "phản biện" và "tuyên truyền chống phá" là chưa nhất quán.[cần dẫn nguồn]

Chính phủ Việt Nam cho rằng phản biện xã hội là rất cần thiết[6], tuy nhiên Quyết định 97 của Thủ tướng Chính phủ ra năm 2009 yêu cầu "ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức KHCN [7]. Vì vậy, không có ý kiến phản biện nào có thể được công bố công khai trước khi cho phép.[cần dẫn nguồn]

Đặc điểm và thành phần

Những loại hình có thể có của bất đồng chính kiến:

Sự kiện

  • 1980 – Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và 1992 quy định địa vị lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.[14] Điều này tạo ra nhiều ý kiến tranh luận về sự vi hiến của hiến pháp và nhiều ý kiến đòi sửa đổi quy định này.[15]
  • 2006: Chỉ thị 37 tái khẳng định "Tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí: kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức; không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí phục vụ lợi ích riêng." (Chỉ thị 37[2])
  • 2007: Thủ tướng Nguyễn Tấn DũngDự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau trong dư luận. Một số trí thức như giáo sư Nguyễn Huệ Chi thành lập trang Bauxite Việt Nam để thông tin, trao đổi về vấn đề bauxite ở Việt Nam và góp tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức.[16]
  • 2007: Vào tháng 11 năm 2007, Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập một đô thị cấp huyện (huyện cấp thị) thuộc tỉnh Hải Nam lấy tên là Tam Sa có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo tranh chấp với Việt Nam là quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa đã gây nên một phong trào tự phát của thanh niên sinh viên xuống đường phản ứng về việc thành lập thành phố Tam Sa, một số vụ xuống đường bị chính quyền giải tán. Bất đồng về cách xử lý các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc như vấn đề cột mốc biên giới, vấn đề Hoàng Sa tiếp tục gây chia rẽ ý kiến và gây nhiều tranh cãi kèm theo đó những chỉ trích của các nhân vật bất đồng chính kiến về thái độ của Nhà nước và đảng cộng sản.
  • 2007 Luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 3 năm 2007 với lý do "hoạt động tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam", và bị xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư Hà Nội. Sau hơn hai tháng "tạm giam", cô và Nguyễn Văn Đài được đem ra xét xử, bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế và xóa tên khỏi đoàn luật sư (bị cấm hành nghề). Việc bắt giam luật sư Lê Thị Công Nhân gây ra những chỉ trích từ phía Cộng đồng chung châu Âu EU, Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền trên thế giới.
  • 2008: Thay đổi Tổng biên tập, phó tổng biên tập các tờ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ (Bùi Thanh, Vũ Kim Hạnh, Nguyễn Công Khế), kỷ luật và rút thẻ nhà báo nhiều phóng viên vì liên quan đến việc đăng tin bài phản ánh vụ án tham nhũng điển hình nhất đến lúc bấy giờ, vụ án PMU 18[17].
  • 2008: Việt Nam cho ra đời Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, đặt dưới quyền quản lý của Bộ Thông tin – Truyền thông. Cơ quan này có chức năng xây dựng quy định quản lý thông tin trên Internet, trong đó có Quy định về quản lý blog cá nhân.[18] Điều này làm Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF cho là Việt Nam có ý định kiểm soát Internet và xếp Việt Nam vào một trong 12 quốc gia Kẻ thù của Internet.[19].

Thực tế từ 2005, 2006 Việt Nam đã hệ thống hóa việc kiểm soát truy cập Internet bằng cách âm thầm block các site chủ yếu vì lý do tôn giáo, chính trị như Human Right Watch, SaigonBao, Radio Free Asian, Blog của Lê Chí Quang, Nguyễn Đan Quế v.v. Điều đáng chú ý là trong cùng thời điểm, việc block các site có nội dung khiêu dâm hay bạo lực hầu hết không được tiến hành hoặc thực hiện rất chậm trong khi cấm các nội dung không hợp thuần phong, mỹ tục là nguyên nhân chính thức được công bố.[20].

  • 2009: Bắt giam blogger như Điếu Cày, đóng cửa các blog Người Buôn Gió,[21] Mẹ Nấm,[22] bắt giam và đưa ra xét xử nhiều nhà bất đồng chính kiến trong đó có Nguyễn Tiến Trung, luật sư Lê Công Định.
  • 2009: Quyết định 97/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) và phản biện chính sách[23] đưa đến việc Viện nghiên cứu Phát triển IDS tự giải thể để phản đối Quyết định.[24]
  • 2010: Dự án Đường sắt cao tốc sử dụng hoàn toàn kỹ thuật và vốn vay từ Nhật Bản vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Quốc hội và người dân, và bị Quốc hội bác bỏ dù Chính phủ muốn quyết tâm tiến hành dự án tốn kém 56 tỷ USD này.,[25].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bất đồng chính kiến ở Việt Nam http://muse.jhu.edu/journals/contemporary_southeas... http://bauxitevietnam.info http://opennet.net/studies/vietnam http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Blogger-Ngu... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Reaction-fr... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Reform-the-... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/WorldDay-ag... http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/chinh-tri/20... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/04/09... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/09...